Danh mục
fANPAGE
Bệnh nấm móng (onychomycosis) xảy ra khi một hoặc nhiều móng bị nhiễm nấm. Bệnh chiếm khoảng một nửa số trường hợp bị bệnh ở móng, thường xảy ra khi móng phải liên tục tiếp xúc với môi trường ấm và ẩm ướt. Bệnh khó điều trị và có thể tái phát.
Cơ chế gây bệnh
Các loại nấm và vi khuẩn sau khi lọt vào cơ thể qua những vết thương hoặc vùng kẽ chân, tay sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Các loại nấm và vi khuẩn này tiêu diệt các tế bào da và các vi khuẩn có lợi sống trên bề mặt da, làm da chuyển màu và gây nên hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn này sẽ tấn công sâu hơn vào vùng da phía trong móng. Lâu ngày sẽ ăn mòn và làm mục móng. Lớp tế bào sừng ở móng bị huỷ hoại sẽ trở nên vụn, giòn và dễ bong. Vùng da ở đầu các ngón chân, tay do bị mất lớp móng bảo vệ nên dễ bị tổn thương và dị ứng.
Phòng bệnh
- Luôn giữ móng chân móng tay ngắn, khô và sạch.
- Đi tất thích hợp: Tất làm bằng sợi tổng hợp thoát ẩm giúp giữ chân khô hơn là tất côtton hoặc tất len.. Thường xuyên thay tất. Thỉnh thoảng cởi giày để chân được thoáng khí.
- Dùng thuốc xịt hoặc thuốc bột chống nấm
- Mang găng tay cao su khi phải ngâm tay lâu trong nước
- Không cắt hoặc châm chích vào vùng da quanh móng
- Không đi chân đất ở nơi công cộng.
- Rửa sạch tay sau khi đụng chạm vào móng bị bệnh.
Cách phòng ngừa
Những loại rửa và thuốc bôi dạng kem hoặc nước chỉ có tác dụng ngăn chặn và ức chế quá trình sinh sản và phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng. Điều trị tận gốc căn bệnh nấm móng cần có thời gian và sự kiên trì.
Ngoài phương pháp dùng thuốc bôi ngoài da, nên kết hợp với các loại thuốc kháng sinh khác giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng móng mà thuốc bôi không tới được.
Nếu thấy có những biểu hiện mắc bệnh như trên, hãy tìm đến ngay bác sỹ để có được phương pháp chữa trị thích hợp.
Hạn chế nguồn lây lan bệnh bằng các cách như sau:
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày. Luôn giữ tay, chân sạch sẽ.
- Không sử dụng găng tay, tất và giầy kín trong thời gian dài. Nên sử dụng những đôi giày, dép thoáng khí. Găng tay, tất phải được làm từ sợi thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Lựa chọn những đôi giày vừa chân, tạo cảm giác thoải mái khi đi. Tránh sử dụng những đôi giày, dép quá cao hoặc quá chật vì sẽ dễ gây các tổn thương cho chân, đặc biệt là các ngón chân.
- Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng vì đó là nguồn lây lan bệnh.
- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng như: quần áo, dày dép với những người mắc bệnh.
- Khi thấy có các biểu hiện bệnh nấm móng tóc, cần tìm đến ngay bác sỹ.
Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nấm
Khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh như trên, bạn nên đến ngay bác sĩ để có được phương pháp điều trị thích hợp. Khi đã mắc bệnh nấm móng cần được điều trị tích cực, đúng thời gian và liều lượng, tránh tái phát.
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ:
- Chú ý đến vệ sinh, giữ tay, chân luôn sạch sẽ.
- Không nên dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian kéo dài, thay tất mỗi ngày. Nên chọn những đôi giày, dép mặc thoải mái, vừa chân và thoáng khí. Sử dụng găng tay, tất được làm từ sợi thiên nhiên, tăng thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế những hoạt động ở các nơi công cộng: như bơi lội, hoạt động thể thao…
- Không được dùng chung các đồ dùng cá nhân như: quần áo, giày dép với những người mắc bệnh.
Khi có biểu hiện của các triệu chứng của các bệnh về da ở trên thì bạn phải mau tìm đến các phòng khám, bác sĩ chuyên khoa về bệnh da liễu để được tư vấn và chăm sóc nhiệt tình. Chúng tôi Phòng khám da liễu Thiên Ái bác sĩ chuyên khoa cấp II, với hơn 25 năm điều trị bệnh ở Bệnh Viện Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Mình - chuyên trị các bệnh liên quan đến da của nam và nữ. Chăm sóc sắc đẹp và phẩu thuật thẩm mỹ không để lại sẹo.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU VÀ THẨM MỸ THIÊN ÁI
Địa chỉ: 47A Lê Bình,P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0918.080182 Bs Diệu My
Tel : (028).3811.5679
Email: bsdalieu.dieumy@gmail.com
Website: phongkhamdalieuthienai.com